Chân đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể và thực hiện nhiệm vụ đi lại. Tuy nhiên, vì một vài lý do khác nhau làm cho đôi chân của chúng ta bị phù nề, gây khó chịu, đau nhức và bất tiện trong sinh hoạt. Hãy cùng shopdepre tìm hiểu về 7 nguyên nhân dẫn đến chân bị phù nề và cách điều trị nhé!
1. Phù nề chân vì mang thai
Hiện tượng sưng phù ở chân trong quá trình mang thai là do chất lỏng dư thừa tràn vào trong các mô. Đây là hiện tượng xảy ra tương đối phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là vào cuối ngày và mùa hè nắng nóng. Các triệu chứng phù nề sẽ tự động biến mất sau khi sinh.
Phù nề do mang thai gây ra sự khó chịu và đau nhức ở chân nhưng nhìn chung thì việc này không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phù nề kèm theo đau bụng, buồn nôn, tiểu không đều, hoặc đau đầu thì bạn nên đến bệnh viện để khám. Đặc biệt, nếu tình trạng sưng phù còn xảy ra cả ở tay và mặt thì có thể người mẹ đang gặp phải vấn đề tiền sản giật – tình trạng huyết áp tăng cao, gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Để giảm bớt sự khó chịu, đau nhức, cũng như mệt mỏi do phù nề chân trong quá trình mang thai, bạn có thể áp dụng các liệu pháp massage với các động tác nhẹ nhàng thông qua việc đến các trung tâm trị liệu, spa hay tự mình massage tại nhà. Hoặc có thể sử dụng ghế massage chân, ghế massage toàn thân với các bài tập chuyên sâu. Tuy nhiên, lưu ý rằng là không nên lạm dụng máy massage và chỉ nên sử dụng các bài massage nhẹ nhàng, mang tính chất thư giãn là chính.
Phù nề chân vì mang thai
2. Phù nề chân vì trời nóng
Vào mùa hè, thời tiết trở nên nắng nóng, cũng là lúc các tĩnh mạch có xu hướng giãn ra như 1 phần của quá trình làm mát để thích ứng với điều kiện bên ngoài của cơ thể, chất lỏng cũng vì thế đi vào các mô ở gần như 1 phần của quá trình làm mát này. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân dẫn đến tĩnh mạch của bạn không thể đưa máu về tim. Điều này làm cho chất lỏng tích tụ nhiều ở mắt cá chân và bàn chân.
Khi gặp trường hợp này, bạn có thể uống nhiều nước để giảm sưng, sử dụng trang phục rộng rãi, nhất là giày để chân được nghỉ ngơi. Kết hợp với đi bộ và các bài tập đơn giản sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đôi chân của bạn.
3. Phù nề chân do uống rượu bia
Uống rượu bia có thể làm cho đôi chân bị sưng, vì điều này khiến cho cơ thể giữ lại nhiều nước hơn. Triệu chứng này thường sẽ biến mất sau vài ngày, nhưng cũng có thể không và khi gặp trường hợp này thì bạn nên đi khám. Vì đó có thể đây là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến tim, gan, thận do sử dụng quá nhiều rượu bia.
Để phòng ngừa điều này, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia, cũng như giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày, đồng thời nên tăng cường nghỉ ngơi và kết hợp với ngâm chân trong nước mát.
Phù nề chân do uống rượu bia
4. Phù nề chân do phù bạch huyết
Phù bạch tuyết xảy ra khi hệ bạch huyết (nhất là các hạch bạch huyết tại vùng chậu) bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của dịch bạch huyết xuống chân. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân ung thư, người bị bệnh béo phì.
Để phòng ngừa điều này, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng tay, chân thì nên điều trị sớm. Một vài trường hợp phải sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của bác sĩ để điều trị.
5. Phù nề chân do chấn thương
Các chấn thương ở chân, nhất là gãy xương và bong gân, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng tình trạng sưng, viêm. Lúc này máu trong cơ thể được dồn xuống chân để phục hồi vết thương.
Để khắc phục phù nề chân, bạn nên nghỉ ngơi, tránh gây áp lực lên vết thương chưa lành. Nếu gặp trường hợp nặng, bác sĩ điều trị sẽ kê đơn hoặc chỉ định làm phẫu thuật.
Phù nề chân do chấn thương
6. Phù nề chân vì bệnh thận
Thận có vai trò cân bằng chất lỏng trong toàn bộ cơ thể và giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa. Khi thận bị suy yếu, các hoạt động diễn ra không tốt dẫn đến cơ thể bị tích nước, làm cho đôi chân bị phù nề. Nhiều vấn đề có thể đi kèm theo là khó tập trung, mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ.
Tình trạng này thường được bác sĩ cho sử dụng thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc làm giảm cholesterol) hoặc người bệnh có thể điều trị bằng cách lọc máu, ghép thận.
7. Phù nề chân vì bệnh gan
Người mắc bệnh xơ gan, gan sẽ hình thành sẹo và hạn chế máu chảy vào tim, gây ra tình trạng cao huyết áp, sưng chân, tác động đến sự sản sinh protein albumin. Điều này xảy ra có thể là do yếu tố di truyền; virut, rượu, béo phì cũng khiến gan bị tổn thương.
Trong trường hợp này, bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu giảm cân, hạn chế rượu, bia, các chất kích thích. Hơn nữa, bạn nên đi khám để thường xuyên kiểm soát bệnh. Ngoài ra, các trường hợp mắc bệnh sẽ phải nhập viện và điều trị theo phác đồ.
Xem thêm: Bài thuốc từ Lá dâu tằm chữa mất ngủ tức thì
Vậy là shopdepre đã chia sẻ về 7 nguyên nhân dẫn đến chân bị phù nề và cách điều trị. Tuy tình trạng này không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng bạn vẫn nên hiểu biết nó để giúp bản thân an tâm hơn.
Shopdepre - Thương hiệu thể thao & đồ điện gia dụng tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ điện, xe đạp tập thể dục, ghế massage toàn thân, máy massage, máy lọc nước, dụng cụ điện cầm tay…được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Bà bầu bị máu nhiễm mỡ và cách phòng ngừa căn bệnh này
Máu nhiễm mỡ là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm,
Th10
Bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ giúp đẩy lùi căn bệnh này
Máu nhiễm mỡ dẫn đến nhiều suy nghĩ tiêu cực, gây ảnh hưởng trực tiếp
Th10
Cây thuốc nam chữa bệnh máu nhiễm mỡ giúp đẩy lùi căn bệnh
Máu nhiễm mỡ dễ dẫn tới các căn bệnh khác như cao huyết áp, nhồi
Th10
Khi bị bệnh mỡ máu kiêng gì thì tốt cho sức khỏe
Khi rối loạn chuyển hóa lipid trong máu thì được gọi là bệnh mỡ máu.Với
Th10
Cách giảm mỡ máu không dùng thuốc mà nhiều người chưa biết
Bệnh mỡ trong máu đang trở nên phổ biến ở những người cao tuổi, người
Th10
Các loại lá uống giảm mỡ máu tốt cho người bị bệnh
Ngày nay, bệnh mỡ máu ngày càng tăng cao và trẻ hóa ở nhiều lứa
Th10