Bạo lực học đường là gì? Biện pháp chống bạo lực học đường

Bạo lực học đường là gì? Biện pháp chống bạo lực học đường

Bạo lực học đường là gì? Tình trạng bạo lực học đường luôn là vấn đề nhức nhối đối với tất cả phụ huynh đang có con em trong độ tuổi đi học. Thực tế các vấn đề bạo lực học đường đang xảy rất nhiều khiến cho các bé không muốn đi học, thậm chí là chán ghét việc đến trường. Để làm rõ hơn về vấn đề này, shopdepre chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích ngay dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và có số lượng ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, trong 1 năm, cả nước ta xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường. Ước tính trung bình khoảng 5 vụ/ ngày.

Bạo lực học đường là hành vi cố ý sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực để hủy hoại, chống lại người khác hay một nhóm người, một tập thể cộng đồng khiến họ bị tổn thương. Trường hợp nặng hơn đó là bị tử vong hoặc sang chấn tâm lý. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của họ hoặc kéo theo nhiều ảnh hưởng khác. Hiện nay, bạo lực học đường xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng về mức độ và tính chất.

Hình 1: Bạo lực học đường là gì?

Hình 1: Bạo lực học đường là gì?

Bên cạnh các hành vi xâm phạm về thể chất, bạo lực học đường còn là sự xâm phạm về tình dục, bạo lực hay quấy rối tình dụng. Hành vi bạo lực này được diễn ra dưới hình thức như lời nói trực tiếp, hành động xâm phạm hoặc qua mạng internet.

Có bao nhiêu hình thức bạo lực học đường?

Bạo lực học đường có rất nhiều hình thức khác nhau tùy vào những nhóm đối tượng học sinh khác nhau. Các loại bạo lực học đường phổ biến như sau:

  • Bạo lực về thể chất: Bao gồm các hành vi đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, bứt tóc, xé quần áo, chiếm đoạt đồ giữa học sinh với nhau.
  • Bạo lực bằng lời nói: Bao gồm các hành vi hay lời nói gây xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo người khác. Hành vi này thường xảy ra ở các giáo viên đối với học sinh hoặc giữa học sinh với nhau.
  • Bạo lực xã hội: Lôi kéo người khác phân biệt, đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu bất cứ đối tượng nào đó hoặc thực hiện hành vi bôi nhọ trên mạng xã hội.
  • Bạo lực điện tử: Bao gồm các hành vi uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin đe dọa đối với bất cứ đối tượng nào đó.
  • Bạo lực tâm lý: Đây là hành vi xâm phạm tình dục, gồm các hành vi động chạm đến thân thể, bộ phận nhạy cảm của người nào đó. Hay có thể là các hành vi cưỡng ép tình dục, hiếp dâm,… Hành vi này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cá nhân, tạo ra bóng ma tâm lý đối với người bị bạo lực.

Hình 2: Có rất nhiều hình thức bạo lực học đường khác nhau

Nhìn chung, bạo lực học đường có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức này không ngừng thay đổi khiến cho đối tượng bị bạo lực có cảm giác sợ hãi, luôn gặp phải sự cản trở về tâm lý khi đưa ra bất cứ quyết định nào trong cuộc sống.

Biện pháp phòng tránh bạo lực học đường

Với tình trạng bạo lực học đường đang ngày càng trở nên nhức nhối như hiện nay, gia đình và trường học đã không ngừng đưa ra các biện pháp để phòng tránh bạo lực học đường. Theo đó, các biện pháp đưa ra sẽ phù hợp với học sinh và nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục. Cụ thể như sau:

Đối với học sinh

  • Tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, gia tăng cảnh giác đối với bất cứ đối tượng nào có hành động khả nghi.
  • Chấp hành đầy đủ nội quy trường lớp.
  • Nói không với bạo lực, không tham gia bất cứ cuộc đánh nhau, xô xát nào cả. Thậm chí, nếu biết xuất hiện đánh nhau lập tức báo cho nhà trường kịp thời xử lý.
  • Kiềm chế cảm xúc của mình trong bất cứ tình huống nào.
  • Tích cực tham gia hoạt động tình nguyện nhà trường đưa ra. Từ đó làm tăng tính hướng thiện trong con người các em.

Hình 3: Các em học sinh cần phải có những cách tự phòng tránh bạo lực học đường

Đối với nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục

  • Hoàn thiện bộ môn kỹ năng sống và nhanh chóng truyền dạy cho các em học sinh.
  • Tăng cường tổ chức hoạt động tình nguyện, định hướng nhân cách cho học sinh, từ đó giúp các em phát huy đức tính tốt đẹp trong bản thân.
  • Luôn có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các học sinh gây ra bạo lực học đường.
  • Tuyên truyền tác hại và biện pháp phòng tránh bạo lực học đường cho cả học sinh và giáo viên.
  • Luôn đồng hành cùng gia đình, cơ quan đoàn thể để có biện pháp phòng tránh bạo lực học đường phù hợp, hiệu quả.

Hình 4: Nhà trường và gia đình cùng chung tay có biện pháp chống bạo lực học đường phù hợp

Trên đây, bạn đã biết bạo lực học đường là gì và các biện pháp phòng tránh bạo lực học đường phù hợp. Hãy cùng chung tay đẩy lùi bạo lực học đường đảm bảo cho các em có được môi trường học tập, rèn luyện tuyệt vời.

shop đẹp rẻ việt nam

Shopdepre - Thương hiệu thể thao & đồ điện gia dụng tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ điện, xe đạp tập thể dục, ghế massage toàn thân, máy massage, máy lọc nước, dụng cụ điện cầm tay…được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Ngày quốc tế Nam giới là ngày nào? Các hoạt động diễn ra vào ngày 19/11

Ngày quốc tế Nam giới là ngày nào? Chắc hẳn cánh mày râu đều không

Ngày của mẹ có ý nghĩa gì? Nguồn gốc sự kiện Mother’s Day

Ngày của mẹ là một dịp đặc biệt mỗi năm để bạn có thể bày

Ngày 20/10 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 20/10

20/10 là ngày lễ lớn trong năm, ngày mà chúng ta gửi những lời chúc

Tìm hiểu về ngày Quốc Khánh Việt Nam 2/9/1945

Ngày Quốc Khánh 2/9 là đại lễ của Việt Nam và cũng là dấu mốc

Thực trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp khắc phục

Vấn đề Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối đối với tất

Khám phá ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết

Một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày tết đó là trao tặng