Máy hủy tài liệu là thiết bị văn phòng có vai trò quan trọng trong việc bảo mật tài liệu của các cơ quan, doanh nghiệp.
Máy hủy tài liệu là gì?
Máy hủy tài liệu (hay còn được gọi là máy hủy giấy, tên tiếng Anh là paper shredder) là thiết bị được sử dụng để hủy giấy bằng phương pháp dùng các lưỡi dao để cắt giấy thành các sợi hay các mảnh vụn nhằm bảo mật, không cho người khác đọc được thông tin trên giấy, nhất là đối với các thông tin bí mật, quan trọng và nhạy cảm.
Máy hủy tài liệu có những loại nào?
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại máy hủy giấy khác nhau và thường được phân loại dựa trên những tiêu chí như:
Dựa trên kiểu hủy giấy
- Máy hủy sợi (strip-cut paper shredder): Là loại máy hủy tài liệu có chức năng cắt giấy thành dạng sợi dài (mỗi tờ giấy thường được cắt thành 15 - 20 sợi). Các lưỡi dao của máy hủy giấy dạng sợi được đặt song song với nhau trên một khung thép.
- Máy hủy vụn (cross-cut paper shredder): Là loại máy hủy tài liệu có chức năng cắt giấy thành dạng các mảnh vụn (mỗi tờ giấy thường được cắt thành những mảnh nhỏ). Các lưỡi dao của máy hủy giấy dạng vụn được đặt chéo nhau và vận hành đồng bộ cùng đồng hồ (dạng cơ hoặc điện tử) tích hợp bên trong máy để cắt giấy thành các mảnh vụn đều nhau. Loại này giúp bảo mật thông tin tốt hơn so với máy hủy sợi.
- Máy hủy siêu vụn (micro-cut paper shredder): Là phiên bản nâng cấp của máy huỷ tài liệu dạng vụn, có chức năng cắt giấy thành các mảnh siêu nhỏ, được đánh giá là loại máy có tính bảo mật thông tin cao nhất.
Dựa trên công suất hủy giấy
- Máy hủy giấy mini: Là loại máy hủy tài liệu thông thường với công suất nhỏ, kích thước nhỏ, tốc độ hủy và số lượng giấy hủy được mỗi lần không quá cao, thường được sử dụng khi chỉ cần hủy lượng tài liệu ít, không thường xuyên.
- Máy hủy giấy công nghiệp: Là loại máy hủy tài liệu có công suất lớn, kích thước lớn, có thể hủy số lượng giấy lớn mỗi lần ở tốc độ cao, thậm chí có thể hủy giấy liên tục 24/24 giờ, thường được sử dụng khi cần hủy lượng tài liệu nhiều, thường xuyên.
Dựa vào cách vận hành
- Máy hủy giấy bằng tay: Là loại máy hủy tài liệu được bố trí một cần quay tay trên nắp máy. Sau khi đặt giấy vào cửa cho giấy, người dùng tiến hành quay cần quay tay này để giấy được kéo xuống và các lưỡi dao của máy có thể cắt giấy thành sợi. Đây là loại máy hủy tài liệu thủ công, hoạt động chậm, tốn sức.
- Máy hủy giấy tự động: Là loại máy hủy tài liệu hoàn toàn tự động, sau khi người dùng đặt giấy vào cửa cho giấy thì giấy được tự động cuốn xuống và được hủy, giúp tiết kiệm thời gian và không tốn sức vận hành thiết bị. Thông tin dưới đây sẽ tập trung vào dòng máy hủy tài liệu tự động này.
Nên mua máy hủy tài liệu loại nào tốt?
Để mua được một chiếc máy hủy tài liệu tốt, bạn nên lưu ý một số điểm như sau:
- Chọn máy có kiểu hủy tài liệu phù hợp với nhu cầu bảo mật thông tin của mình: Loại hủy siêu vụn và hủy vụn có khả năng bảo mật thông tin tốt nhất khi tài liệu được cắt thành những mảnh nhỏ, hầu như không có cách nào khôi phục lại được; loại hủy sợi có khả năng bảo mật kém hơn.
- Chọn máy có công suất hoạt động, dung tích thùng chứa rác, tính năng... phù hợp với nhu cầu sử dụng: Nếu là doanh nghiệp, tổ chức lớn, có nhu cầu hủy lượng lớn tài liệu thì nên ưu tiên chọn máy hủy giấy công nghiệp để hủy được nhiều tờ mỗi lần, có nhiều tính năng hỗ trợ để rút ngắn thời gian hủy tài liệu; còn các văn phòng vừa và nhỏ có khối lượng tài liệu cần hủy không quá cao có thể chọn máy công suất thấp hơn để tiết kiệm chi phí.
- Chọn máy từ những thương hiệu uy tín như máy hủy tài liệu Silicon, máy hủy tài liệu GBC, máy hủy tài liệu Bingo, máy hủy tài liệu Dino, máy hủy tài liệu Bosser, máy hủy tài liệu Nikatei... để được đảm bảo về chất lượng, độ bền và chế độ bảo hành sản phẩm một cách tốt nhất.
Giá máy hủy tài liệu bao nhiêu?
Giá máy hủy tài liệu tự động trên thị trường hiện nay khá đa dạng, thường dao động từ khoảng trên 1 triệu đồng cho tới vài chục triệu đồng tùy vào kiểu hủy, công suất hủy, dung tích thùng rác, các chất liệu có thể hủy... cũng như hãng sản xuất. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ nhu cầu sử dụng để mua được sản phẩm có giá thành hợp lý, tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất. Giá các loại máy hủy tài liệu thông dụng trên thị trường hiện nay như sau:
Giá máy hủy tài liệu mini: 1,5 - 10 triệu đồng Giá máy hủy tài liệu công nghiệp: 8 - 51 triệu đồng
Mua máy hủy tài liệu ở đâu tốt, giá rẻ?
TOP 5 máy hủy tài liệu bán chạy nhất hiện nay
- Máy hủy tài liệu Silicon PS-800c
- Máy hủy tài liệu Silicon PS610c
- Máy hủy tài liệu Magitech DM-120C
- Máy hủy tài Liệu Silicon PS-812C
- Máy hủy tài liệu Texet CC612N